Chào Bạn
Trong văn hóa, truyền thống Việt Nam, hình ảnh người thầy cho tới giờ vẫn là hình ảnh được đa số mến mộ, mơ ước... thậm chí tôn sùng...
Vậy, theo bạn, người thầy có thực sự quan trọng Nhất không ?
Quan sát kỹ một hiện tượng, hoặc một quá trình một em bé, một con người, thậm chí là...chính bạn kết nối, tiếp xúc, làm quen với Yếu Tố Mới Lạ ( kiến thức, thông tin, sản phẩm..) bạn dễ thấy ba biểu hiện như sau:
1. Chấp nhận, có thể cảm giác rất thông tỏ, biết rồi, hiểu và có khi thấy ngay bản chất ,đặc tính...của các yếu tố đó.
2. Không chấp nhận nhưng không từ chối, tiếp tục tìm hiểu tiếp...
3. Từ chối thẳng thừng, nhiều trường hợp còn bài bác..
Như vậy, theo mình, góc nhìn "kết quả", con người, cá thể có "được dạy", tiếp thu được các Yếu Tố Mới Lạ hay không tùy thuộc..bản thân con người, cá thể đó, về bản chất tùy thuộc trong con người, cá thể đó Đã Có Gì.
Và nhờ việc biết điều này. mình không còn phải quá cố gắng, ( thậm chí mệt mỏi...) thuyết phục một người khác dù thấy điều đó rất tốt ( !?) với họ.
Vậy với câu hỏi ? trên, dễ có câu trả lời: Người thầy không quan trọng nhất.
Bạn biết chứ, theo tâm lý học, việc nghe nhiều lời khen ( thật? giả?) quá nhiều sẽ làm người thầy sa vào xu hướng xa rời sự thật trong suy nghĩ, quan điểm.
"...việc nghe nhiều lời khen.." |
Ngoài ra, mình không ưa nhiều "món tự" cũng là lý do mình có câu trả lời trên.
Cuối cùng, mời bạn dành 7 phút nghe mình nói thêm về bài viết này qua video dưới nhé !
Thân mến!