Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

Nhị Nguyên *

Chào bạn !
Bạn đã biết, đã bao giờ nghe hai từ này chưa? Lần đầu tiên mình biết tới danh từ này sau khi đọc một bài viết với tiều đề (gần đúng) của Đạt Lai Lạt Ma: " Giáo lý Kyto giáo đã tới lúc thoát ra khỏi Nhị Nguyên".
Trong một vài buổi trao đổi chia sẻ về bản chất cuộc sống  với vài người bạn thân thiết, mình có nhắc tới hai từ này. 

Rất đơn giản bạn, này nhé:

  • -Nhị là Hai (2).
  • Còn Nguyên? Không có khái niệm chính xác Nguyên là gì đâu bạn. Gần đúng, Nguyên là yếu tố, là các tính từ, danh từ mang tính chất đối nghịch, ngược nhau...
Hy vọng, sau 25 ví dụ sau, bạn sẽ hiểu sâu như thế nào là Nguyên:

  1. Nóng & Lạnh
  2. Nam & Nữ
  3. Tốt & Xấu
  4. Chăm chỉ & lười biếng
  5. Điện xoay chiều & Một chiều
  6. Tín hiệu số (Digital) & Tính hiệu tương tự ( Analog)
  7. Chuyển động & Đứng yên
  8. Lãnh đạo & quản lý
  9. Thống trị & Bị trị
  10.  Quá khứ & Tương lai
  11. Đàn có phím (guytar, piano..) & Đàn không phím (bầu, violong...)
  12. Nguy hiểm & Nguy hại
  13. Tai nạn lao động (tác động tức thời,mạnh, dễ thấy) & Bệnh nghề nghiệp (tác động dần dần, chút chút, lâu dài, khó thấy)
  14. Tình & Tiền
  15. Vật chất & Ý thức
  16. Cảm Tính & Lý Tính
  17. Thành Kiến & Định kiến
  18. Ân & Oán
  19. Thiện & Ác
  20. Chánh đạo & Tà đạo.
  21. Thận Âm & Thận Dương
  22. Ngày & Đêm
  23. Ánh sáng & Bóng tối
  24. Tuyệt đối & Tương đối
  25. Nhạc không lời & Nhạc có lời
  26. Các cuộc Cách Mạng cũng có hai loại : loại 1: bên thắng  kế thừa... nhiều giá trị về văn hóa...của bên thua cuộc, loại 2 không ( thậm chí chỉ muốn thủ tiêu, xóa sạch các Giá Trị của bên thua cuộc...)
  27.  Khoa học đóng và khoa học mở.
  28. .....
Trong cuộc sống, nếu bạn quan tâm, bạn sẽ dễ dàng thấy biết Nguyên thứ hai sau khi có Nguyên đầu. Khi đó, bạn có thể sẽ dễ dàng giải được nhiều "bài toán", nhiều bế tắc tưởng như vô vọng.
Giờ, mình xin trích dẫn môt đoạn trong bài viết khác  chi tiết, sâu sắc về Nhị Nguyên:
"...Tất cả các cuộc chiến lớn nhỏ mà các bạn thấy trên thế giới ngày nay đều là do nhị nguyên mà ra—ta đúng chúng nó sai, ta bảo vệ Chúa /Allah chúng nó chống Chúa/Allah, ta có công lý chúng nó bất công, ta làm theo ý Thượng đế chúng nó làm sai ý Thượng đế, ta có chính nghĩa chúng nó không có chính nghĩa…"


Cuối cùng, mời bạn nghe một bản nhạc rất vui của Trịnh Công Sơn, lời Bùi Giáng. qua giọng ca của Evis Phương với tiếng huýt sáo/gió rất quyến rũ ở phút thứ 2.23" bạn nhé.
Đặc biệt bạn sẽ thấy trong lời ca có rất nhiều cặp Nhị Nguyên ( thú dữ/ yêu thương ; lên cao/xuống thấp ; khóc người/ khóc ta...)




Cuối cùng mời bạn nghe một video mình có nhắc tới chủ đề " Nhị Nguyên " nhé ! 


 Thân mến ! 

0 comments: