Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Về trí nhớ (1/2)

Chào Bạn!

Bạn có thường xuyên nghe những người lớn tuổi hay nói với nhau: " Cụ ấy còn minh mẫn lắm " !!  hoặc " Lẫn rồi" !!
Gần đây, mình có xem một bài viết, trong đó có một câu hỏi : " Con Người sẽ ra sao khi mất hết trí nhớ ?" 
Trí nhớ thật quan trọng, rất quan trọng cho mỗi người vì nếu kém trí nhớ, bạn không thể xử lý các vấn đề phát sinh không ngừng trong quá trình sống rốt ráo và..
*********
Ấy là một buổi chiều tối cách nay khoảng sáu năm (!?). Tiến sỹ  Biswaroop Roy Chowdhury qua Sài Gòn và tổ chức một buổi hội thảo về trí nhớ và áp dụng năng lực tăng cường trí nhớ để học tiếng Anh.


Rất hay, thú vị khi ông chia sẻ và biểu diễn năng lực về trí nhớ của ông. Trong hội thảo, ông kể một câu chuyện có áp dụng ba  nguyên tắc/cách (RIA) để.nhớ một câu chuyện,kiến thức,hay một điều gì đó.
1. Đầu tiên là R:  R là viết tắt của từ "Ridiculous Thinking" nghĩa: Suy Nghĩ Hài Hước. Theo ông, để nhớ một điều gì đó thì hãy gắn nó với một suy nghĩ hài hước ngộ nghĩnh. 
Ví dụ: hồi nhỏ, tôi còn nhớ, khi học môn hóa học. học sinh phải nhớ dãy "Bê Kê Tốp(hoạt tính của kim loại), lúc này thầy cho chúng tôi nhớ một câu nói vui:  " Khi Nào Cần May Áo Giáp sắt Phải .." tương ứng với dãy kim loại có thứ tự như sau: " K-Na-Ca-Mg-Al-Zn-Fe-Pb..." .

2. Kế tiếp là I: I là chữ đầu của từ Imagination, sự tưởng tượng, liên tưởng, nối với một sự vật, hiện tương ưa thích.
Ví dụ: Vừa qua, do công việc, tôi hay phải tới một đia chỉ trên đường Cù Lao, Phú Nhuận, SG. Số nhà dễ nhớ song tên đường thì khá nhiều lần luôn nhầm sang tên đường Cống Lở, Tân Phú. Giải pháp: gắn tên đường với hình thái một doi đất ở cửa sông ( Cù Lao) là xong.

3. Cuối cùng là A. A là chữ đầu tiên của từ Associate: sự liên kết.
Sự liên kết có thể thông qua một cái chung nào đó. 
Ví dụ, có  tám yếu tố nguy hiểm trong An toàn Vệ sinh lao động : 1. Nguồn Điện, 2 Nguồn Nhiệt , 3 Nổ Vật Lý, 4 Nổ Hóa Học, 5 Vật Rơi Đổ, 6 Vật Văng Bắn, 7. Vật Chuyển Động, 8 Không Gian Hẹp. Để nhớ nhanh tám yếu tố này, bạn chỉ cần tìm ra cái chung của chúng: Chung Nguồn, chung Nổ, chung Vật thì bạn dễ dàng nhớ nhanh hơn.

Giờ mời bạn dành hơn 3 phút xem video giới thiệu thêm về vị tiến sỹ người Ấn Độ này.



Thân mến! 

0 comments: