Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

Máy mài cá nhân (2/2)

tiếp theo "Máy mài cá nhân (1/2)"

Chào Bạn ! 

Máy mài cá nhân rất phổ biến hiện nay. Chúng có mặt trong từng gia đình, cửa hàng, cơ sở sửa chữa gia công cơ khí, công trường xây dựng và các doanh nghiệp.
Đây là dụng cụ cầm tay dùng để mài ( và cắt) chạy điện có lưỡi gia công quay với số vòng quay rất lớn (trên 10.000 vòng/phút) nên rất nguy hiểm nếu chủ quan, chưa hiểu đủ về cấu tạo của máy... 
Hình 1 
1/ Qua quan sát, mình thấy đa số người thợ vận hành máy ở các cơ sở làm cửa sắt nhỏ, các công trường xây dựng ...hiện nay ở Việt Nam đều tháo vành chắn 6 (Hình 1) ra cho...khỏe. Song, vành chắn này có vai trò giảm nguy hiểm ( bảo hiểm /hình 2) nếu vỡ đá. 
Tháo vành chắn này ra có nghĩa là người thợ đã không thực hiện 1 biện pháp trong 6 biện pháp kỹ thuật trong an toàn vệ sinh lao động. 
Hình 2
Hình 3


Hình 2: hình ảnh một máy mài bị vỡ đá. Do tháo vành chắn, mảnh đá vỡ đã bay với tốc độ rất lớn và ghăm thẳng vào tim nạn nhân (Hình 3) gây tử vong tức thời. Tuy nhiên, vành chắn này cũng phải được lắp đúng và chặt với máy (Hình 4)
2/ Ngoài ra, còn nhiều lý do khác gây tai nạn như dùng sai chức năng (Dùng đá cắt khi mài hoặc ngược lại). Với các "viên" đá mài, cắt, nhà sản xuất luôn ghi thông số vòng quay (vòng/ phút) trên nhãn. Nếu người thợ không chú ý thông số vòng quay của máy và đá mà lắp nhầm đá có số vòng quay thấp vào máy có số vòng quay cao hơn thì rủi ro vỡ đá khá cao.
Thông số vòng quay : 15.300 vòng / phút
3/  Khi làm việc, máy sẽ chịu tác động của một ngoại lực luôn thay đổi về Phương (thậm chí có thể cả Chiều) phụ thuộc lực cầm nắm giữ xoay chuyển của bàn tay người thợ. Trong trường hợp cắt, khi đá ngày càng cắt sâu vào vật liệu thì rủi ro càng cao. Vì vậy, nhà sản xuất tạo cho máy có tay nắm 5 (hình 1) để người sử dụng tăng mức độ làm chủ máy khi làm việc.


Hình 4

Hình 5
Có tay nắm này, người thợ dễ dàng điều chỉnh góc nghiêng của máy khi mài (hình 5) và chọn điểm gia công trên "viên" đá (Hình 6). Nếu  chọn vị trí có mũi tên đỏ sẽ rất nguy hiểm ( vạn bất đắc dĩ), hai vị trí mũi tên xanh rủi ro thấp nhất. 
Hiện nay, hầu như tất cả người thợ đều quên tay nắm thứ hai này. 
Về  các video hướng dẫn sự dụng an toàn trên mạng cũng thế, có video, người ta còn lắp cả lưỡi cắt có răng cưa vào máy để cắt gỗ - Cực kỳ nguy hiểm. 
Hình 6
4/ Về chiều quay của đá: Để an toàn, người thợ ưu tiên chọn sao cho hướng bay của tia lửa hướng về phía mình.
5/ Để đề phòng trường hợp rất nguy hiểm khi đá bị kẹt cứng khi mài, cắt, nhà sản xuất đã chế tạo chi tiết kẹp đá (Hình 7;9) có hai mặt A và B khác nhau. Nếu chế độ làm việc có thể phát sinh việc kẹt đá, để an toàn, người sử dụng phải quay mặt A của chi tiết này xuống dưới khi lắp đá vào máy. Ngược lại, nếu muốn đá được lắp cứng vào trục máy (Hình 9) thì quay mặt B xuống dưới.
Hình 7 : Mặt A 
Hình 8 : Trục máy

Hình 9 : Mặt B









Thân mến ! 








0 comments: