Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

Đặc tính âm học.*

 Chào Bạn! 

Bài viết này làm rõ nghĩa bài viết này  thêm nhé bạn.

*** *** ***

Thuật ngữ "đặc tính âm học" mình nghe được từ kênh youtube của kỹ sư điện tử Lê Kim Thạch và rất đắc ý với khái niệm này. Vì sao? vì rất tổng quát, bao trùm khắp trong không gian, vũ trụ.

Để hiểu sâu, chỉ cần bạn cho âm thanh từ miệng bạn hay nguồn phát nào đó (VD: một cái radio nho nhỏ) tác động với vài vật thể, đồ dùng, khoảng không gian, hay đặt nguồn phát âm thanh tại vài vị trí trong căn phòng to nhỏ khác nhau, và Tập Trung để nhận ra sự khác nhau ở các trường hợp.

Vậy liệu đặc tính âm thanh có liên quan, gắn liền với ..phong thủy không? Hình như ...có !?

Nếu bạn đặt thêm vài vật dụng vào vị trí trong căn phòng trong thí nghiệm trên, bạn sẽ thấy âm thanh nghe được khác đi. Tương tự, trong phong thủy, "thầy" sẽ đề xuất đặt thêm viên đá, chậu cây ...

Theo Nhị Nguyên, có hai loại âm thanh dễ nghe và ..khó nghe. Các âm thanh lớn, chói tai, tiếng ồn nền lớn, qua nhiều lần phản xạ ( thậm chí rất nhiều lần) thường khó nghe và ngược lại. 

* Áp dụng vào nhu cầu thưởng thức âm nhạc, theo mình biết, các vật dụng, vật liệu được các nhà thiết kế phòng nghe nhạc đề xuất là thảm, vật liệu gỗ, cột tiêu âm...nhằm mục đích cách âm, giảm thiểu tối đa tiếng ồn nền,  hiện tượng phản xạ âm thanh.

*Áp dụng vào giao tiếp, con người luôn chọn không gian giao tiếp sao cho hiệu quả. Trong giao tiếp, tránh quá nhiều người nói một lúc gây...phản xạ !! 

Hình như trong xã hội tồn tại một số ít (!?) cặp tai rất nhậy cảm với tiếng ồn, tiếng bass, nhất tiếng vang ( echo) như đôi tai của tác giả.

Được biết, phản xạ âm thanh của trần phòng chiếm 60% trở lên (tùy chiều cao phòng). Thật là khốn khổ khi phải tham dự các đám tiệc trong căn phòng thấp, trần trơn láng cùng cửa kính tứ bề.

Khi đó, trang Thiết Bị An Toàn cá nhân chính là cái nút tai khi.. bơi lội đó bạn.


   

Cuối cùng, mời bạn nghe mình đề cập Gián Tiếp nội dung bài qua video dưới nhé ! 


 

Thân mến! 



0 comments: