Chào Bạn!
Thông thường, tính từ "thánh" thường được ghép với các danh từ, ý chỉ tính rất quan trọng, linh thiêng của danh từ. Ví dụ: thánh địa, thánh nhân...
Chỉ là một chiếc để bàn quạt điện, nhưng mình ghép từ "thánh" cho quạt vì nó đã mang lại cái mát mẻ cho mình và anh trai mình suốt từ thuở ấu thơ tới 1990.
Bạn đã nghe và thấy quạt quay ( sau khi mình bảo trì nó ) trong video kèm theo bài: " Vệ sinh quạt & sức cản thủy lực"
Đó là ngày 4/4/2020, vì biết ông anh lâu không sử dụng tới quạt nên mình sang nhà ông anh mang về.
Hình 1 là hình ảnh quạt "mới" mình sưu tầm trên mạng. Qua hình, bạn thấy cánh quạt được mạ bạc rất đẹp.
Hình 1 |
Thực tế, cánh quạt được mạ hai lớp, qua hai hình dưới, bạn thấy dường như cánh có màu đồng vì lớp mạ đồng phía dưới lộ ra qua thời gian dài (hơn 40 năm sử dụng) đó bạn.
- Bây giờ, tôi mở chân đế quạt ra. Trên hình 2, mũi tên trắng chỉ cuộn cản điện. Hồi đó, công nghệ chưa phát triển, để giảm tốc độ quạt, nhà sản xuất phải dùng một cuộn dây đồng có lõi sắt để cản điện, nghĩa là dòng điện bị giảm khi qua cuộn dây này làm tốc độ quay giảm. Quan sát kỹ, bạn sẽ thấy cuộn có bốn đầu dây ra, như vậy quạt có 4 số.
Hình 2 |
Thế còn về mũi tên đỏ trong hình 2 ?. Bạn sẽ thấy nhà sản xuất nối thẳng sợi dây điện vào cần số bằng kim loại không? Rõ ràng không an toàn chút nào nếu phần nhựa ( màu nâu ; mũi tên đỏ chỉ trực tiếp) đầu cần số bị vỡ, khi đó người sử dụng sẽ sờ tay trực tiếp vào điện và sẽ bị điện giật trực tiếp.
Thực tế, sau này ở Sài Gòn, tôi đã mở chân quạt ra vài lần nhưng vì ít kiến thức về An Toàn nên tôi không thấy rủi ro trên.
2. Kế tới, tôi mở bầu quạt. Đây là một việc tôi sợ làm từ nhỏ cho tới cách đây hơn 30 năm ở Sài Gòn, khi đã tháo đủ hai ( 02) con vít nền ( hình dưới) mà không dám làm tiếp. Tới đây, bạn có thể hỏi tôi rằng sợ gì. Yes ! Sợ hai vạch nhỏ ( Mũi tên đỏ trên hình 3) không phải là mối ghép cơ khí vì vạch quá mảnh mai.
Hình 3 |
Vấn đề của mình hồi đó: không tự hỏi tiếp rằng: Nếu các đường vạch nhỏ đó không là mối ghép cơ khí thì là gì? Nhà sản xuất tạo ra chúng để làm gì ?
Giờ thì quá dễ, chỉ cần kiếm con dao thật bén, sắc, lưỡi thật mỏng để vô đó gõ nhẹ vào bầu quạt với búa cao su đều quanh chu vi hình tròn để tách dần dần mối ghép ra.
Trong kỹ thuật cơ khí, đây là mối ghép có dung sai khá nhỏ, khi tháo phải hết sức thận trọng bề mặt lắp ghép. Dưới là ba hình ảnh chi tiết sau khi tháo:
Ngày đó, để tạo từ trường khởi động, con người chưa dùng tụ điện và cuộn dây (cuộn dây đề /khởi động) như hiện nay mà họ tạo một vòng đồng kín mạch trên lõi sắt của Stator (Mũi tên trắng trên hình 4) giúp tạo từ trường khởi động. Ngày nay,người ta người ta vẫn dùng vòng đồng khởi động ở quạt loại nhỏ (Hình 5)
Cuối cùng, mời bạn Click vào video dưới bài để nghe âm thanh của quạt khi hoạt động ( khá giống tiếng máy bay phản lực !! / có điểm xuyết giai điệu (từ 1964) nền một bản nhạc thần thánh trong 3 phút 59 giây. Loại âm nhạc theo mình suốt tuổi ấu thơ + choai choai, nó góp phần tạo ra cuộc sống mình đang có.
Thân mến !
2 comments:
Tôi là một GV vật lý đã nghỉ hưu ( sinh năm 1957). Đọc bài 9dau62 tiên củ bạn về cu61 trúc của cái quạt cổ này khiên tôi thấy khá th1 vị vì cái tính tò mò và sự am hiểu về kĩ thuật còn hơn tôi nữa.
Thân ái
CHU ANH DŨNG
Em chào Anh !
Chúc anh luôn an vui anh nhé !
Đăng nhận xét