Chào Bạn!
Những năm 85, "thị trường" radio cassetter của miền Bắc rất sôi động.
Phổ biến nhất là các dòng máy của hãng Sharp với các model GF- 9292; GF-9494.. ( 4 số), GF-555. GF-666...và GF-777 (3 số) trong đó, Sharp GF-777 do hiếm và mắc tiền nên ở vị trí Top. Giá một máy GF-777 mới 100% có giá 5-7 cây vàng 9999 và rất rất hiếm
Còn âm thanh và hình thức của GF-777 với đôi tai và cặp mắt của mình (hồi đó) ? - Thiên đường.
|
Sharp GF-777 huyền thoại một thời |
Và năm 1988, mình vào Sài Gòn. Trong hành trình khám phá thành phố, mình biết tới chợ điện tử Nhật Tảo. Đây là chợ đầu mối điện tử lớn nhất Việt Nam hồi đó.Tại đây có bán tất cả, từ dàn máy. loa..nhập khẩu mắc tiền nhất cho tới linh kiện rời, các loại bo mạch kèm sơ đồ, sách giúp tự học, dạy cách đóng thùng loa....
Chưa hết, ngay tại chợ còn có các trung tâm dạy nghề điện tử. Chợ đáp ứng mọi nhu cầu của người chơi nghiệp dư tới chuyên nghiệp.
Và mình quyết định ráp một âm ly đầu tiên với IC công suất của radio cassetter Sharp GF-777: HA-1392.
A/ Nếu bạn chỉ cần âm ly cho tiếng Mid- Trung: Rất đơn giản (giống như bạn nấu một món ăn) nếu bạn có một chút hiểu biết về điện tử vì mọi thứ đều có sẵn.
Chỉ cần mua một bo mạch in làm sẵn dành cho "con" IC công suất HA 1392 và các linh kiện kèm theo.
Kế tiếp chỉ cần cắm đúng chân linh kiện và hàn với mạch in. Xong, bạn có thể cấp điện nguồn, tín hiệu, nối với loa là mạch chạy ngay không cần căn chỉnh
|
Bo mạch IC HA 1392 - Stereo Giá 47.000 VND trên Shopee |
Tới đây, bạn đã có một âm ly với: Nguồn điện ( bán sẵn) + bo mạch + linh kiện+ loa. Tuy nhiên, âm ly này nghe không hay vì chỉ có tiếng Trung / Mid.
(Giải thích: các tụ ra loa ( 1000µF gắn vào chỗ 2 mũi tên màu vàng ở 2 phần có mũi tên màu hồng và Mass / ô hình chữ nhật xanh là các điểm gắn vào loa.)
B/ Nếu bạn muốn âm ly cho thêm tiếng Bass - Treble.
Mạch này cũng có bán sẵn với đủ dạng thiết kế. Có hai loại mạch, loại có (Một hay nhiều) tranzito để khuếch đại và loại khộng có tranzitor (Rẻ tiền). Đương nhiên, mạch có tranzitor nghe hay hơn, ít tiếng " xì". Mình mua loại có hai tranzitor.
|
Mạch Bass- Treble 2 tranzitor ( Hình minh họa) |
Khi lắp thêm mạch này, việc không dễ nữa vì sẽ có tiếng ù rất khó chịu khi bạn cho âm ly chạy.
Vậy tiếng ù có do đâu?
- Đầu tiên, do bạn chọn Điểm Mass Chưa Đúng. Thiết nghĩ, nếu có nghề và được đào tạo, truyền nghề, việc chọn điểm Mass chắc dễ, đơn giản chứ không vất vả như kẻ không chuyên này.
- Kế tiếp: do chất lượng nguồn điện. Đây là tiếng ù rất nhỏ, người không rành thường không phát hiện ra thường có ở những âm ly Made In Nhật Tảo.
- Lý do thứ ba: Do bố trí nguồn điện ( biến áp nguồn) quá gần bo mạch công suất trong không gian trong vỏ âm ly.
- Lý do thứ tư: do linh kiện không giống nhau ở mạch điện 2 kênh, hoặc vị trí linh kiện.
C/ Phần trang trí với dãy đèn led chớp tắt theo mức âm thanh: Bạn có thể trang trí thêm dãy đèn với 6 led với các màu tùy ý bằng cách nối tìn hiệu ra loa vào mạch điện. Mạch này thường chỉ có một loại .
Thông thường, người ta lắp đèn đỏ sáng khi volume lớn. Mạch này cũng có bán sẵn cùng linh kiện. Vậy là bạn đã hoàn thành một âm ly với âm thanh stereo với công suất 2 kênh: 4,3W.
Hồi đó, sử dụng âm ly trên với loa Cửu Long, đường kính 20cm / 20W-4Ω (ôm), thùng loa lớn nên tiếng bass khá đạt nếu để volume và bass vừa phải.
D/ Trở lại với Sharp GF- 777:
Phần công suất của GF-777 dùng hai IC HA-1392. (1 "con" / kênh) nên thực tế, công suất của máy: 2x7W.
Song, do thể tích máy nhỏ, nên âm thanh của máy không lớn hơn âm ly tự ráp (có công suất nhỏ hơn) trên nhiều.!
Cuối bài, mời bạn xem một bạn trẻ ráp một mạch Treble- bass không có tranzitor nhé !