Chào Bạn !
Những năm 90 của thế kỷ trước, ở Sài Gòn có "hãng" loa quốc doanh Cửu Long.
Loa Cửu Long cũng có vành nhún,cũng có loa "chép" giấy nhưng mẫu mã, hình thức rất thô.
Thùng loa Cửu Long khi đó được làm bằng ván ép dày cỡ 8mm. Chiều sâu thùng cỡ 20cm. Các loa được gắn vào mặt trước từ phía trong thùng, ( chứ không phải lắp từ phía ngoài như các thùng loa thời nay) .Còn mặt sau thùng là miếng ván (cũng là nắp) được lắp với thùng bằng vít.
Nghe được không?
Khá ! tất nhiên là so với thời đó. Vì theo lý thuyết, cứ lắp loa vào một thùng gỗ càng to và kín là nghe càng lớn, đặc biệt tiếng bass nghe bồm bộp kèm tiếng rung của miếng ván ép phồng rộp là nắp sau thùng.
Nghe được không?
Khá ! tất nhiên là so với thời đó. Vì theo lý thuyết, cứ lắp loa vào một thùng gỗ càng to và kín là nghe càng lớn, đặc biệt tiếng bass nghe bồm bộp kèm tiếng rung của miếng ván ép phồng rộp là nắp sau thùng.
Vỏ thùng loa cũ ( hàng ngoại) với loa lắp từ bên trong và " chất hút âm" |
Kiên quyết khắc phục nhược điểm, mình mua cuốn " Tự đóng thùng loa cỡ nhỏ" về đọc.
Trong sách, ba từ đắc ý được lấy ra ngay : "chất hút âm."
Vậy chất hút âm là gì?
Coi trong thùng loa ( hình dưới), bạn dễ thấy nhà sản xuất lót một lớp dạ hay mút xốp phía trong thùng loa: đó là "chất hút âm"
Thật may mắn, mình còn lưu giữ loại chăn bông 5kg của miền Bắc hồi xa xưa.
Theo sách, mình cắt chăn ra từng miếng theo khổ rồi lót bên trong thùng với keo dán vào vách thùng...
Vừa lót xong một thùng, mình nghe thử liền, đồng thời so sánh với thùng chưa lót.
Wow ! Đê mê với tiếng bass ( tiếng trống) đanh, gọn, không tòe của bản Joe Le Taxi nổi tiếng.
Một trời một vực, mình chưa vội lót thùng thứ hai ngay, ngược lại, mình mê say chỉnh qua lại nút Balance của chiếc âm ly tự ráp để lên trời và xuống vực với cái rè rè tệ hại của thùng loa zin bao cấp cho tới khi nhàm chán !!
Vậy tác dụng của chất này có phải là hút âm không? Hình như có gì đó sai sai ?
Thân mến !
Thân mến !
0 comments:
Đăng nhận xét