Chào bạn !
Hàng ngày, bạn thường nghe nói:
- Anh (em...) sống có Tâm !
Theo mình, người sống có Tâm thường vui vẻ, nhẹ nhàng, luôn có suy nghĩ, lời nói hành động Thiện. Chúng luôn luôn xuất hiện, thay đổi, biến mất không ngừng trong suy nghĩ ( tâm thức) của con người.Tương tự, như thế với các suy nghĩ, lời nói hành động Ác ở những người ...không có Tâm !!.
Song, đó là lời khen theo văn hóa, truyền thống, thói quen.. trong văn hóa chung , xã giao, ứng xử... của xã hội loài người.
*** *** ***
Theo nội dung của bài viết " chân tâm và vọng tâm" , chúng là Vọng Tâm. Như vậy, trong Vọng Tâm không chỉ có các suy nghĩ Thiện Ác mà con tất cả các nhận định, quan điểm..., là tất cả những gì có trong suy đoán, trong sự tưởng tượng của bạn
Ở góc nhìn "giác quan", vọng tâm là nhận thức của 5 giác quan & giác quan thứ 6 ( trực giác) nữa.
Vậy "cấu tạo" Vọng Tâm ?
Bạn có biết câu nói " tâm viên, ý mã"
Đó, vọng tâm gồm "2 con" vượn (Viên) và Mã (Ngựa)".
Với góc nhìn Nhị Nguyên, bạn dễ dàng suy ra loại tâm thứ hai là Chân (Chơn)Tâm.
Tuy nhiên, nếu theo nội dung bài viết này , bạn lại thấy tác giả khẳng định không có chân tâm và vọng tâm, vậy bạn có bối rối...?
Yes ! thực ra, hai tác giả trên viết với hai góc nhìn khác nhau, đặc biệt, bài thứ hai viết với góc nhìn Duy Thức học, một mảng lý thuyết rất khó của Phật Giáo Hai bài viết trên cũng chỉ là hai trong vô số phương tiện để bạn hiểu vọng tâm là gì..
Về vọng của mình: Do mong muốn, mình đã để vọng tâm cuốn vào "vòng xoáy" theo dõi bầu cử Mỹ ( & D. Trump) mà mình viết được 5 bài viết (Tất nhiên, mình chủ động ra khỏi vòng xoáy này sau 20/1/2021 !!). Cho tới nay, những điều mình viết trong bài viết có chính xác không bạn? Theo mình có 3 câu trả lời: 100% Có- Gần- Hoàn toàn không.
Về cơ bản, Vọng Tâm sẽ cho bạn 3 câu trả lời trên, nội dung ra sao hoàn toàn tùy thuộc vào bạn.
Có 3 điều rất quan trọng:
- Vọng tâm này là lý do phát sinh vọng tâm khác.
- Vọng Tâm có thể đưa bạn tới Khổ Đau hoặc Hạnh Phúc. Với một số người, đa số là nghệ sỹ đích thực họ theo sát Vọng Tâm, sáng tác cho đời các tác phẩm nghệ thuật, khi đó, họ có cả Khổ Đau và Hạnh Phúc.
- Vọng tâm có tên khác là Vọng Tưởng
0 comments:
Đăng nhận xét