Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

Loa kim

Chào Bạn !

Loa này có cái tên là loa kim. Bởi vì chi tiết được gắn chặt vào màng loa, nó rung lên làm cho màng cũng rung lên tạo âm thanh là cây kim (số 4 trong hình )

Cấu tạo của loa gồm:

Hình 1 : mặt cắt đứng loa kim

  1. Nam châm vĩnh cửu ( tiếng Nam bộ: cục hít)
  2. Cuộn dây đồng.
  3. Lưỡi gà.
  4. Kim.
  5. Màng loa làm bằng giấy bìa carton
  6. Vành nhún của màng loa
  7. Hai miếng thép.
  8. Thanh bằng gỗ.
  9. Bu lông, ê-cu ( tiếng Nam: bù loong, con tán)
Giống như mọi loại loa khác, loa kim cũng hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ:  nhờ hai miếng thép (7) kẹp cục nam châm vĩnh cửu (1) nên tạo ra từ trường không đổi trong không gian giữa hai miếng thép. Từ trường này truyền cho 2 kẹp chữ U ( phần viền trắng xung quanh cuộn dây (2) trong hình 1. Khi có dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây đồng (2) thì trong lõi của cuộn dây sẽ phát sinh từ trường thay đổi theo dòng xoay chiều này. Lý do phát sinh từ trường thay đổi này.

Hình 2: Cục nam châm vĩnh cửu được lưu trữ từ hồi đó !! 

Song, do có lưỡi gà ( 3) nằm trong từ trường thay đổi ( của cuộn dây) nên nó sẽ rung theo sự thay đổi của từ trường này. Và người ta hàn một cây kim (4) vào lưỡi gà, đầu kia của kim  gắn chặt với một màng loa bằng giấy nhằm truyền độ rung của lưỡi gà cho màng giấy. Theo quy luật, màng giấy (màng loa) càng lớn thì độ rung này được khuếch đại nhiều lần làm loa sẽ kêu to. Để tạo độ nhún giúp màng giấy dễ dàng rung, người ta tạo thêm các nếp gấp (vành nhún số 6 /trong hình 1)


Xếp hàng mua rau ở cửa hàng mậu dích quốc doanh.


Suốt 30 năm chiến tranh của miền Bắc XHCN, ở thành thị, có mạng lưới loa truyền thanh dẫn tới từng chiếc loa kim treo trong nhà để nghe tin tức, thời sự, âm nhạc cách mạngnhạc xuân  tiếng... còi báo động khi có máy bay Mỹ sắp vào vùng trời miền Bắc làm công việc.


Những chuyền xe chở khách / xe đò hồi đó


Vậy ai phát minh ra loa kim ? Ban đầu, dễ nghĩ do người miền Bắc Việt Nam quá ?
Không phải, loa kim đã được dạy cho giới điện tử từ lâu ở Sài Gòn. So với Thế Giới, Sài Gòn chỉ chưa kịp có Vinyl video (đĩa than hình) thôi. (Video cuối bài)

-Ưu /Nhược điểm: Hiệu suất loa kim Rất Cao nên 
loa kêu rất to, mà chỉ cần tổn hao một lượng điện rất nhỏ, do chưa biết điều này nên hồi đó mình có mắc một loa điện động và mạng loa truyền thanh, khi đó, loa điện động "hút" hết điện trên đường dây làm các loa kim của hàng xóm câm tịt ....Rất may mình biết nên tháo ra .. Hihi. ( khá nhiều nhà đã làm việc này và bị nhà nước vào phạt tiền và thu hồi loa).
Có lẽ đây là loa có hiệu suất cao nhất thế giới !?. hihi Vì thế loa rất phù hợp với thời bao cấp. 
Một sạp báo sau 75 

Song, loa không tránh khỏi Nhược Điểm : Rất khó nghe, gần giống trẻ em nói ngọng nhé bạn. Âm thanh loa kim không thể có tiếng Bass  Treble do lưỡi gà rất cứng, ngoài ra, nó chỉ thể rung trong một khoảng cách hở nhỏ chừng 1mm, nên nếu tăng volume nghe thấy ..rất thương !!. 
Đó là lý do khiến nhiều người mắc loa điện động (loa thường thấy ngày nay) vào đường dây (để nghe cho rõ) kể trên.
Hình 3 : Sơ đồ mạch điện Radio 2 Tranzitor 

Còn nhớ, 1981 lần đầu tiên " thử sức" : lắp một đài ( Radio) " chạy" hai bóng bán dẫn ( tranzito) theo sơ đồ (Hình 3) với nguồn điện 4 vôn ( dùng hai ngăn bình ắc quy 6 vôn cho lâu !! ) với loa kim.


Bìa cuốn sách dạy lắp radio hồi đó ( Đã được photo lên bìa xanh) 
Vào một tối mùa động rét mướt, mất điện, lúc đó khoảng 20h15, khi cô phát thanh viên nói: " đây buổi phát thanh phụ nữ"  nhưng loa lại kêu: 

                          Ây à  uổi át anh ụ ữ. 

làm mẹ mình chợt thốt lên: "Nói như khỉ kêu". Hihi

Thế đó bạn !
Giờ mời bạn xem video về Vinyl Video ( đĩa than hình) nha.



Thân mến !

0 comments: