Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

3 hình thức giải trí.

 Chào Bạn ! 

Hình thức giải trí thứ nhất : phổ biến nhất như  xem phim, chơi game, nghe nhạc... Tuy nhiên, niềm vui, tác dụng giải trí của các hình thức này tạo ra không sâu, khá thú vị nhưng có thể, hoặc dễ gây nhàm chán.

Hình thức thứ hai : tạo niềm vui sâu sắc hơn nhiều, rất thú vị, khó không gây nhàm chán. Đó là hoạt động thuộc sở thích tự tạo ra đồ "món" gì đó ( đồ chơi, máy điện tử, lai tạo ra giống cây mới, hay tháo một món đồ để tìm hiểu....) tiếng Anh: Hobby".

Hình thức thứ ba.

Năm học lớp sáu, có môn học sinh vật. Thầy dạy chúng tôi tên Mai, thầy rất nghiêm khắc, ít cười, môi thầy mỏng màu sẫm (thâm). Thường môi thâm do có bệnh tim, nhưng thầy có bị hay không thì mình không biết vì Sợ, không dám hỏi thầy.



Trong tiết học về phản xạ có điều kiện, thầy có nhắc tới nhà bác học P. Pavlop  : 

  - Các em ạ ! Theo Pavlop, giải trí là hình thức thay đổi hình thức, thể loại công việc. (gần nguyên văn).

 - Wow ! không ngờ đây là Cứu Cánh với một cậu bé đã bị sốt bại liệt, suýt liệt nửa người...gầy ốm, thiếu ăn hồi đó...




Mặt khác, theo khoa học, con người luôn cần sự vận động hay công việc chân tay. Có lẽ Pavlop căn cứ điều này nên đã khuyến nghị như trên chăng?

Tháo một món đồ ra tìm hiểu : Hobby

Một điểm khác, bộ não của con người có xu hướng chai lỳ nếu nó cứ phải hoạt động với một thể loại công việc nhất định.Trớ trêu thay, bản thân người đó rất khó phát hiện ra sự  " chai lỳ hóa" đó vì quá trình xảy ra rất rất chậm.

Như vậy, với góc nhìn "bản chất", bạn hãy giải trí theo hình thức thứ nhất, ở góc nhìn "khám phá sự vật"  bạn theo hình thức giải trí thứ hai, thứ ba, ở góc nhìn " cơ thể học", bạn hãy giải trí theo hình thức thứ ba. 

Thân mến! 


  


0 comments: