Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

Tương quan vật liệu. *

Chào Bạn!
Tương quan vật liệu là yếu tố Rất Quan Trọng trong 
công nghệ chế tạo máy móc, các hoạt động cơ khí, kỹ thuật, cuộc sống và công việc hàng ngày. 
Bài viết này đề cập tới  Yếu Tố tương quan về độ cứng, yếu tố này liên quan trực tiếp tới an toàn.
Theo quy luật, 
nếu hai vật được làm bằng vật liệu có độ cứng khác nhau tiếp xúc với nhau, vật liệu có độ cứng nhỏ hơn ( mềm hơn) sẽ bị mòn nhiều hơn. 
Chi tiết hơn, có năm (05) yếu tố cần xem xét, quan tâm :

1/ Diện tích tiếp xúc, loại tiếp xúc ?
2/ Độ cứng khác nhau (chênh lệch) nhiều hay ít. Thông thường, độ mòn của cả 2 phần vật liệu sẽ tỷ lệ thuận với độ chênh lệch về độ cứng
3/ Khi thiết bị hoạt động( làm việc),  có gây biến dạng cưỡng bức (bắt buộc) hay không?  Trong trường hợp này (Hình 1) khi hoạt động, dây cứu sinh bằng vải sợi sẽ bị biến dạng (bẹt), gây mòn không đều...
Hình 1

Về lâu dài, đây là một rủi ro lớn.  

Hình 2 
Trong hình 2, người ta lót thêm chi tiết "móng ngựa" (mũi tên chỉ) để giảm mài mòn, biến dạng cho cáp, chuyển hiện tương mòn cho chi tiết này . 
(Lưu ý:  Chi tiết quá lớn so với đường kính cáp nên không đạt yêu cầu ; người trong hình không phải là mình !! )

Hết sức chú ý, CẤM các tiếp xúc kim loại / phi kim loại ( như vải, da...) Như trong hình 1, sợi dây cứu sinh khi bị căng tiếp xúc với phần ren của cây Tăng Đơ sẽ bị đứt, gây tai nạn mất mạng cho người thợ.
4/ Nhiệt độ làm việc: Là nhiệt độ của vùng tiếp xúc khi làm việc, các vật liệu khác nhau sẽ có sự biến đổi khác nhau ở cùng một nhiệt độ.

5. Tiếp xúc giữa hai vật liêu phi kim loại nhưng rất cứng, giòn ( sành, sứ, thủy tinh...) và kim loại. Trường hợp này cần xét độ mài mòn của kim loại và cường độ lực tác động tránh vỡ các chi tiết phi kim loại.

Cuối cùng, mời bạn xem thêm video mình nói thêm các nội dung mình không viết trong bài viết bạn nhé ! 




Thân mến !

0 comments: