Chào Bạn!
Bạn có thấy cái gì ở trong thùng loa sau khi nhìn qua qua lỗ hổng phía dưới thùng loa bên phải trong hình (hình 1) không ?
Hình 1: Một cặp loa Liên Xô |
Đó là "bo" mạch phân tần của thùng loa.
Về nhiệm vụ, mạch phân tần cung cấp các tín hiệu âm thanh với tần số tương ứng (gần chính xác) cho các loa trong thùng.
Với thùng loa ở hình 1 có 3 đường tiếng. Như vậy mạch phân tần có 3 đường ra 3 loa với tần số cao (treble), trung bình (mid) và thấp (trầm. bass).
Thông thường, thùng loa có hai đường tiếng, một treble (loa nhỏ) kêu tần số cao và một bass (loa lớn) kêu âm thanh tần số trung, thấp. Khi đó mạch phân tần sẽ có hai đường ra.
(hình 2).
Hình 2: Thùng loa Onkyo - 2 đường tiếng |
"Bo" mạch phân tần (hình 3) có ba đường tiếng
3 ngõ ra (output) với 3 vị trí có mũi tên màu đỏ, xanh dương, xanh lá cây.
1 Ngõ vào (input) với vị trí mũi tên màu đen.
Theo nguyên lý điện từ, các cuộn dây đồng có tiết lớn (có thể thêm lõi thép / mũi tên màu hồng) sẽ có Cảm Kháng rất lớn có tác dụng ngăn chặn tín hiệu điện cho âm thanh tần số trung bình và cao và cho tần số thấp đi qua để cung cấp cho loa bass. Vì thế vị trí nó gần cổng ra bass (mũi tên đỏ)
Kế tiếp, hai cuộn dây đồng tiết diện nhỏ hơn ( mũi tên hồng), lõi không khí thường sẽ cản tiếng bass, treble cung cấp tiếng tần số trung bình (mid) cung cấp cho loa trung.
Cuối cùng, là tụ hóa chất không phân cực (màu đỏ, góc dưới phải của "bo", không có mũi tên chỉ) trị số rất nhỏ chỉ cho tín hiệu âm thanh tần số lớn (treble) đi qua cung cấp cho loa treble.
Ngoài ra, còn có các linh kiện phụ trợ như điện trở vỏ sứ ( mũi tên màu vàng), hai tụ hóa chất không phân cực khác ( mũi tên màu trắng).
Vậy giới sành nghe nhạc bình luận gì về mạch phân tần ?
Thực tế, về cơ bản có hai trường phái .
Trường phái thứ nhất thiên về sự phức tạp, nhiều linh kiện nhiều đường tiếng càng... hay. !!?
Trường phái thứ hai (trường phái mình ủng hộ) ngược lại, thiên về sự đơn giản tối đa cho vì nhiều linh kiện thì âm thanh mất...trung thực !!?
Có trường phái thứ 3 (mình ước mơ !!)
1 Ngõ vào (input) với vị trí mũi tên màu đen.
Theo nguyên lý điện từ, các cuộn dây đồng có tiết lớn (có thể thêm lõi thép / mũi tên màu hồng) sẽ có Cảm Kháng rất lớn có tác dụng ngăn chặn tín hiệu điện cho âm thanh tần số trung bình và cao và cho tần số thấp đi qua để cung cấp cho loa bass. Vì thế vị trí nó gần cổng ra bass (mũi tên đỏ)
Kế tiếp, hai cuộn dây đồng tiết diện nhỏ hơn ( mũi tên hồng), lõi không khí thường sẽ cản tiếng bass, treble cung cấp tiếng tần số trung bình (mid) cung cấp cho loa trung.
Cuối cùng, là tụ hóa chất không phân cực (màu đỏ, góc dưới phải của "bo", không có mũi tên chỉ) trị số rất nhỏ chỉ cho tín hiệu âm thanh tần số lớn (treble) đi qua cung cấp cho loa treble.
Ngoài ra, còn có các linh kiện phụ trợ như điện trở vỏ sứ ( mũi tên màu vàng), hai tụ hóa chất không phân cực khác ( mũi tên màu trắng).
Vậy giới sành nghe nhạc bình luận gì về mạch phân tần ?
Thực tế, về cơ bản có hai trường phái .
Trường phái thứ nhất thiên về sự phức tạp, nhiều linh kiện nhiều đường tiếng càng... hay. !!?
Cặp loa "xưa" có 4 đường tiếng |
Sơ đồ mạch phân tần đơn giản 2 đường tiếng |
Có trường phái thứ 3 (mình ước mơ !!)
Trường phái thứ 3: Không "chơi" phân tần !! |
Hy vọng bạn đã có thêm một chút hiểu biết cơ bản về mạch phân tần trong thùng loa.
Cuối cùng bạn xem một video cùng chủ đề nhưng cho âm thanh chuyên nghiệp (sân khấu) bạn nhé !
Cuối cùng bạn xem một video cùng chủ đề nhưng cho âm thanh chuyên nghiệp (sân khấu) bạn nhé !
Thân mến !
0 comments:
Đăng nhận xét