Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2021

Điều kiện Lao Động (1/2)

Chào Bạn!
Trong các buổi huấn luyện HSE cho các nhân viên nhóm 3,4 ở doanh nghiệp và các em học sinh trường nghề, khái niệm Điều Kiện Lao Động   ( đơn giản) luôn được đưa vào nội dung vì rất quan trọng đó bạn . 
Khi bắt đầu nói về khái niệm này mình thường giơ một bàn tay lên để các học viên dễ nhớ. 
Vậy vì sao mình lại giơ bàn tay? 
Vì ai cũng biết bàn tay có năm (05) ngón. Mà 
điều kiện lao động cũng có năm yếu tố : 

1. kỹ thuật, 2. tự nhiên, 3.đối tương lao động, 4.công cụ lao động ,  5. Năng lực của Người Lao Động.

1. Yếu tố kỹ thuật: tình trạng kỹ thuật của máy móc, trang thiết bị.
2.Tự nhiên: thời tiết, khí hậu, môi trường làm việc
3.Tất cả mọi thứ trừ công cụ lao động: sản phẩm, nhà xưởng, vật liệu, mặt bằng sản xuất.

4. Yếu tố 4 - công cụ lao động: Các công cụ lao động với góc nhìn " bên ngoài" : dụng cụ lao động, thiết bị máy cơ khí..) Một lần nữa bàn tay lại được giơ lên vì bàn tay cùng các cơ quan giác quan của con người cũng thuộc công cụ lao động với góc nhìn " bên trong" 




Ở bàn tay, bạn mỗi ngón đều có vai trò, nhiệm vụ và giá trị riêng. Khoa học đã chỉ ra ngón tay cái chiếm từ 60-80% Giá Trị Vận Động của bàn tay. Bạn có muốn Trải Nghiệm và Hiểu sâu điều này? 
Dễ lắm, bạn chỉ việc cột chặt hoặc lấy băng keo dán gập ngón tay cái vào lòng bàn tay và sinh hoạt thì...hình dung ngay ra cuộc sống ra sao nếu thiếu một ngón tay cái.
Dân gian có câu:
" Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay " phải không bạn?

5. Yếu tố 5: Năng lực của con người: 
Giờ quay lại với khái niệm  điều kiện lao động. Với góc nhìn con người, Năng Lực của Người Lao Động là quan trọng nhất.

6. 5 yếu tố trên có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau rất phức tạp bạn nhé.

*** *** ***

Cuối cùng thân mời bạn coi hai clip cùng lĩnh vực nhé !


Và video sau dưới, mình giới thiệu cuốn giáo trình dạy ở trường nghề năm 2018.
 Video này, hình còn mờ ( &...) do sự non kém "tay nghề" & "hoàn cảnh" trang thiết bị kỹ thuật...!! 

Mong sự cảm thông nơi bạn.

Thân mến ! 












0 comments: