"" Trải Nghiệm ở Mỗi Người không có xấu tốt...,chúng luôn khác nhau và thay đổi""

"Suy nghĩ của bạn là chính bạn, vì vậy hãy chăm sóc nó"

" Thiếu kỹ lưỡng gây tai hại hơn thiếu hiểu biết" - Frankin

" Trong vũ trụ,chỉ duy nhất một góc nhỏ chắc chắn cải tạo được: đó là chính bản thân bạn"- A.Huxley

" Nếu ai khen bạn thì hãy kiểm tra xem điều đó đúng không"-Đ.Caton

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022

1 Nguyên lý và 1 Việc cơ bản cho thiết bị làm lạnh *



Chào Bạn !
Các thiết bị làm lạnh như tủ lạnh, máy lạnh, tủ đá....rất phổ biến. Mọi máy thiết bị làm lạnh đều có cấu tạo và nguyên lý hoạt động giống nhau.
Đơn giản nhất: Các thiết bị làm lạnh giống hệt các máy bơm nước. 
Như vậy, máy lạnh và thiết bị lạnh cũng chuyển (hút) nhiệt (sức nóng) từ nơi này (nơi được làm lạnh như phòng ngủ, hầm đông lạnh...) qua nơi kia (môi trường bên ngoài). 
Như thế, trong kỹ thuật làm lạnh, nước chính là nhiệt lượng, là "sức nóng". 
Trong vật lý, nhiệt lượng này có ký hiệu là Q, đơn vị là Jul và Calo. 

" Chúng ta có thể coi như các thiết bị làm lạnh như "một máy bơm nhiệt" ! -  thầy Nghĩa, dạy môn Nhiệt Kỹ Thuật đã nói vậy khi mình còn là sinh viên (thập niên 1980).

Như bạn đã biết, (hoặc có thể chưa biết !?), với máy bơm nước, độ chênh lệch mực nước của nguồn nước và nơi cần bơm nước tới là yếu tố rất quan trọng. 
Tương tự cho trường hợp làm lạnh: yếu tố rất quan trọng: "sự chênh lệch về nhiệt" 
*********
Những năm 2010- 2014, khi đó, mình làm việc cho một công ty có văn phòng nằm gọn dưới hai cây bàng rất lớn (rất nhiều lá đỏ !!) khá thấp lại rợp bóng mát, mình đã nói vui (nhưng rất thực tế) với anh giám đốc khi anh định cưa hai cây bàng đi để khách hàng dễ nhìn thấy bảng hiệu và văn phòng công ty:
  • Anh bỏ hai cây bàng đi thì công ty sẽ trả tiền điện nhiều hơn, nhanh vệ sinh máy lạnh và máy nhanh xuống cấp hơn anh ạ- Mình nói với anh giám đốc.
  • Vì sao ?- Anh hỏi mình
  • Các "cục" nóng máy lạnh đang để dưới bóng mát của cây, nếu không còn cây, nắng se rọi thẳng và việc làm mát sẽ kém anh...
*********
Vậy độ chênh nhiệt độ giữa hai nơi ít hay nhiều thì hiệu quả (làm lạnh nhanh, máy làm việc ít, nhẹ nhàng, hao ít điện) ?
Yes ! Tương tự trường hợp bơm nước, độ chênh càng ít càng tốt. 
Kết luận: Với nguyên tắc trên, để máy lạnh và các thiết bị lạnh bền, hiệu quả, cần tạo điều kiện để độ chênh lệch nhiệt độ giữa hai nơi càng ít càng tốt.
*********
Vì sao các hướng dẫn sử dụng lắp đặt các thiết bị lạnh luôn có các hướng dẫn về khoảng cách? (cục nóng và vách tường, hông mặt bên tủ lạnh và vách tường...)
Tốt nhất không đặt tủ lạnh gần vách tường.

  • Với khoảng cách tối thiểu đó, "cục" nóng mới có thể hút đủ "gió" để giải nhiệt.
  • Để nhiệt tỏa ra từ dàn nóng tủ (hai mặt bên của tủ) có thể được giải tốt, bạn không được để mặt hông của tủ quá gần vách tường (nhỏ hơn khoảng cách theo hướng dẫn). Tốt nhất không đặt tủ lạnh gần vách tường.

& dưới đây là 1 video mình nói thêm và 2 video hướng dẫn thêm về tủ lạnh và máy lạnh bạn nhé ! 









Thân mến!





Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

Tâm linh & Tôn giáo *

 Chào Bạn ! 

Nếu bạn theo dõi, đọc các bài viết, xem kênh youtube của mình, có thể bạn sẽ nhận ra mình "theo" tâm linh. Vậy theo bạn tâm linh là gì? 

Như mọi từ khác, Tâm Linh có rất nhiều khái niệm.

Theo anh Đỗ Trí Hùng, một Facebooker am hiểu rất sâu triết học..., tâm linh là sự kế thừa. Nói thế, chắc ý anh chỉ các quá trình diễn ra liên tục của mọi sự vật hiện tượng, quá trình lịch sử, các nghiên cứu khoa học, hay việc con người luôn hoài niệm về quá khứ, quý trọng nâng niu ...các kỷ niệm vui buồn.

Hay như Youtuber ( Tỉnh thức- Ngôi Nhà...) đã định nghĩa: 





Theo web "chúng ta.com":

"...Tâm Linh là cái Tâm phiếm hình nhưng lại có hiệu ứng Linh..." 

" ..Linh" hay linh thiêng là tác dụng hay hiệu lực "vật chất" lên cuộc sống của con người hay tồn tại của vật thể. Tác dụng ấy hay hiệu lực ấy có cường tính không giới hạn nhưng cơ chế của nó lại nằm ngoài, thậm chí thường khi mâu thuẫn với kinh nghiệm hàng ngày, tri thức phổ biến, quy luật thực nghiệm và nguyên lý khoa học. Do đó "linh" thường làm ta hoang mang trước sự lựa chọn: hoặc thực kiện tai nghe, mắt thấy, hoặc, nói chung, tri thức mà ta đã tích tập..."  

Vậy bạn suy nghĩ sao về 3 khái niệm về tâm linh trên?

Theo mình:

1.với kế thừa, OK vì cuộc sống là một chuỗi...đủ thứ: chọn lựa, cảm xúc, chu kỳ...

2.với sự thật, quy luật, OK. Vì để Nhận Ra bản chất cuộc sống là Tâm Linh. Nhận Ra con người, muôn loài đã, đang, và mãi mãi trên " con đường" duy nhất này, bạn phải hiểu, thâm nhập, ngộ Đủ các nguyên tắc, quy luật vận hành của thiên nhiên, cuộc sống

3. " ..thậm chí mâu thuẫn với kinh nghiệm hàng ngày.." Rất ok vì những gì thuộc tâm linh không thể giải thích với các lý luận thông thường trong  hệ 4 chiều (3 chiều không gian và 1 chiều thời gian), với sự suy đoán vội vã, nặng cảm tính, với các cá thể luôn chú trọng Hưởng Thụ Vật Chất , nhận thức hời hợt cùng vô số Thành/ Định kiến.

Tôn giáo:

Ông Mác có câu: "tôn giáo là thuộc phiện", đúng. Song cũng sai vì tôn giáo lành mạnh đích thực được ví như cái thắng ( phanh) giúp con người kiểm soát phần con/ thú tính sẵn có trong bản năng.

Không là nhà nghiên cứu...các loại tôn giáo, nhưng với trải nghiệm cá nhân, mình thấy bảng liệt kê đặc điểm của  tâm linh và tôn giáo dưới từ  website này  có độ chính xác nhất định


 


Tôn giáo là tâm linh- điều này..xưa hơn trái đất. 

Song với các đặc điểm trên tôi thấy Tôn giáo khác Tâm Linh nhiều, thậm chí ngược lại. Ngoài ra, dễ thấy tôn giáo là lý do của chiến tranh như đã diễn ra trong lich sử loài người.

*****************

Bạn có đồng ý "Phật giáo không là tôn giáo" không? Tùy bạn



Cuối cùng, mời bạn xem và nghe mình nói thêm qua hai video dưới nhé ! 



 
Thân mến ! 



Nhị Nguyên *

Chào bạn !
Bạn đã biết, đã bao giờ nghe hai từ này chưa? Lần đầu tiên mình biết tới danh từ này sau khi đọc một bài viết với tiều đề (gần đúng) của Đạt Lai Lạt Ma: " Giáo lý Kyto giáo đã tới lúc thoát ra khỏi Nhị Nguyên".
Trong một vài buổi trao đổi chia sẻ về bản chất cuộc sống  với vài người bạn thân thiết, mình có nhắc tới hai từ này. 

Rất đơn giản bạn, này nhé:

  • -Nhị là Hai (2).
  • Còn Nguyên? Không có khái niệm chính xác Nguyên là gì đâu bạn. Gần đúng, Nguyên là yếu tố, là các tính từ, danh từ mang tính chất đối nghịch, ngược nhau...
Hy vọng, sau 25 ví dụ sau, bạn sẽ hiểu sâu như thế nào là Nguyên:

  1. Nóng & Lạnh
  2. Nam & Nữ
  3. Tốt & Xấu
  4. Chăm chỉ & lười biếng
  5. Điện xoay chiều & Một chiều
  6. Tín hiệu số (Digital) & Tính hiệu tương tự ( Analog)
  7. Chuyển động & Đứng yên
  8. Lãnh đạo & quản lý
  9. Thống trị & Bị trị
  10.  Quá khứ & Tương lai
  11. Đàn có phím (guytar, piano..) & Đàn không phím (bầu, violong...)
  12. Nguy hiểm & Nguy hại
  13. Tai nạn lao động (tác động tức thời,mạnh, dễ thấy) & Bệnh nghề nghiệp (tác động dần dần, chút chút, lâu dài, khó thấy)
  14. Tình & Tiền
  15. Vật chất & Ý thức
  16. Cảm Tính & Lý Tính
  17. Thành Kiến & Định kiến
  18. Ân & Oán
  19. Thiện & Ác
  20. Chánh đạo & Tà đạo.
  21. Thận Âm & Thận Dương
  22. Ngày & Đêm
  23. Ánh sáng & Bóng tối
  24. Tuyệt đối & Tương đối
  25. Nhạc không lời & Nhạc có lời
  26. Các cuộc Cách Mạng cũng có hai loại : loại 1: bên thắng  kế thừa... nhiều giá trị về văn hóa...của bên thua cuộc, loại 2 không ( thậm chí chỉ muốn thủ tiêu, xóa sạch các Giá Trị của bên thua cuộc...)
  27.  Khoa học đóng và khoa học mở.
  28. .....
Trong cuộc sống, nếu bạn quan tâm, bạn sẽ dễ dàng thấy biết Nguyên thứ hai sau khi có Nguyên đầu. Khi đó, bạn có thể sẽ dễ dàng giải được nhiều "bài toán", nhiều bế tắc tưởng như vô vọng.
Giờ, mình xin trích dẫn môt đoạn trong bài viết khác  chi tiết, sâu sắc về Nhị Nguyên:
"...Tất cả các cuộc chiến lớn nhỏ mà các bạn thấy trên thế giới ngày nay đều là do nhị nguyên mà ra—ta đúng chúng nó sai, ta bảo vệ Chúa /Allah chúng nó chống Chúa/Allah, ta có công lý chúng nó bất công, ta làm theo ý Thượng đế chúng nó làm sai ý Thượng đế, ta có chính nghĩa chúng nó không có chính nghĩa…"


Cuối cùng, mời bạn nghe một bản nhạc rất vui của Trịnh Công Sơn, lời Bùi Giáng. qua giọng ca của Evis Phương với tiếng huýt sáo/gió rất quyến rũ ở phút thứ 2.23" bạn nhé.
Đặc biệt bạn sẽ thấy trong lời ca có rất nhiều cặp Nhị Nguyên ( thú dữ/ yêu thương ; lên cao/xuống thấp ; khóc người/ khóc ta...)




Cuối cùng mời bạn nghe một video mình có nhắc tới chủ đề " Nhị Nguyên " nhé ! 


 Thân mến ! 

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

Màn hình 16:9

 Chào Bạn! 

Từ thuở nhỏ, khi xem phim rạp, mình đã thường mê phim "màn ảnh rộng" hơn vì xem thấy sướng hơn, vé các phim này thường đắt hơn phim mành hình " thường".

Vậy vì sao sướng hơn? Chưa biết.

Tuy loài người biết vậy, song, mọi sự vẫn không thay đổi gì khi các tivi bóng hình (CRT) đa số vẫn được sản xuất với màn hình thường.( 4:3) 

Màn hình 4:3. Mời bạn Click vào hình 


Phải tới những năm 19XX (?) trên thế giới bắt đầu sản xuất tivi CRT màn hình rộng. Còn nhớ khi đó, đường 3 tháng 2 ( SG) kẹt cứng người xem khi một shop điện tử bày một chiếc tivi CRT màn hình rộng nhãn hiệu Philip hàng nhập khẩu, có thể đứng hình, zoom to, có chức năng PIP ( xem nhiều màn hình cùng lúc)...

Song, khi đó, thiết bị của các đài truyền hình vẫn chưa thể đáp ứng khổ màn hình rộng nên người xem phải chấp nhận hình ảnh méo mó khi xem các đài VN.

Thực tế, người viết bài này đã chấm dứt sự quan tâm và chia tay với tivi 12 năm nên chỉ có thể kết luận: hình như giờ các đài phát hình ở VN đã phát hình theo chuẩn 16:9 (!?). 

Màn hình 16:9 . Mời bạn Click vào hình 

Giờ, quay lại với câu hỏi trên : Vậy vì sao sướng hơn?

Có hình dưới thay câu trả lời !! bạn hiểu chứ?


Thân mến !