Chào Bạn! Trong bài viết " Từ Yahoo tới Google " mình đã cho bạn biết câu danh ngôn phương tây đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với mình. Vậy câu thứ hai?
Yes ! đó là câu:
" Tuổi ấu thơ bắt đầu cho cuộc đời cũng như buổi sáng báo hiệu một ngày".
Nghe ra, chỉ cần tìm hiểu sâu, luôn luôn tìm sự liên quan ( Nhân - Quả) giữa quá khứ và hiện tại trong cuộc đời, bạn có thể đoán được cuộc đời sau. Tuổi ấu thơ: Theo tâm lý học và khoa học nghiên cứu về quá trình phát triển của con người, 12 năm trong giai đoạn đầu đời ( bắt đầu từ khi cất tiếng khóc chào đời) quan trọng nhất . Vì sao? Vì trong thời gian 6 năm đầu cơ thể chỉ có phát triển không ngừng chưa xuất hiện sự lão hóa ( các tế bào bị chết dần) cá tính, tính cách ,khả năng sáng tạo, tưởng tượng, trí thông minh ( 8 loại) dần hình thành và hoàn thiện...cho tới 12 tuổi...
Vậy " có thể đoán được cuộc đời sau này"có giá trị Thực Tế gì ?
Oh ! Bạn có thể áp dụng để hiểu mình nhanh hơn.
Ví Dụ 1: ngày nhỏ hay bị cha mẹ la mắng nên giờ con người có thể(.... )
VDụ 2: ngày nhỏ bị số đông bạn bè khinh ghét nêngiờ có thể (....) VDụ 3:Ngày nhỏ tôi mê, nghiện âm nhạc..., nên tôi như ngày nay, như mô tả, diễn đạt vụng dại qua các bài viết trên blog này. Hihi.
Bạn giúp mình điền tiếp các nội dung vào 4 chấm (....) cuối hai ví dụ 1 &2 ?.
Nếu khó, bạn qua tham khảo các website tâm lý và đi ngược dòng thời gian để trở về tuổi thơ của bạn.
Tới đây, mời bạn xem một clip cùng chủ đề của một bạn trẻ có nick: Dưa Leo.
Hai chút cuối:
* Bạn, kế thừa là bản chất của cuộc sống, cuộc đời.
*Nếu bạn chuyển vị qua góc nhìn ởBài Viết Này thì " có thểđoán được cuộc đời sau này " là Phương Tiện giúp có Cứu Cánh:hiểu mình nhanh hơn.
À quên, mình có nói thêm vài điều chưa viết trong video dưới, bạn xem nhé !
" Máy" chiếu phim mới làm xong ( trong khi bị giãn cách theo chỉ thị 16 !! )
Hình 1
Hình 2
Những năm 196X, báo dành cho trẻ em ở miền Bắc VN chỉ có 2 tờ. Mình thuộc "dòng" Thiếu Niên, phần nội dung ưa thích nhất trên tờ Thiếu Niên Tiền Phong ở trang cuối: chuyện tranh do ông họa sỹ Mạnh Quỳnh vẽ.
( Sau giải phóng, ông còn lên truyền hình VN dạy vẽ và làm thủ công...)
Hình 3: Một sạp báo thời bao cấp
Báo này khổ A3 ( như 7 tờ báo treo trên sợi dây phía dưới -Hình 3) Thông lệ, trên trang cuối cùng để dọc (Portrat), có khoảng 4,5 hàng ngang tùy chuyện dài hay ngắn. Mỗi hàng có 4 khung, các hàng cách nhau một khoảng trắng và phần nội dung câu chuyện ( hình 1,2 có 3 hàng, mỗi hàng hai khung ; không in phần nội dung câu chuyện), trong mỗi khung vẽ các con vật...và lời thoại...
*** *** ***
Do xem phim rạp nhiều, chợt một ngày mình hình dung ra mỗi khung hình trong chuyện tranh ở trên báo là một cảnh trên màn hình, mỗi câu chuyện có tương ứng một bộ phim?
Cách làm & chơi:
1./ Làm "phim":
- Cắt ngang các trang báo theo các hàng để có các băng giấy, vì đường cắt được chọn giữa các khoảng trắng nên chiều cao các băng giấy lớn hơn chiều cao các khung hình một chút.
- Dán các đầu băng giấy với nhau theo thứ tự diễn biến nội dung câu chuyện.
2./ Chế tạo "máy":
- Làm một hộp bìa, mặt trước hộp khoét một lỗ hình chữ nhật có kích thước đúng bằng các khung hình trong chuyện.
- Tạo hai khe để luồn và có thể kéo băng giấy dễ dàng. Khe này phải khít , nhưng dài hơn chiều cao băng giấy ( ở mục 1) để băng không chùng, và dễ dàng kéo băng giấy qua lại khe.
- Mắc một bóng đèn nhỏ 2,5 vôn ( hồi đó bóng 2,5 v thông dụng), tạo nắp hộp kín để ánh sáng không lọt ra ngoài.
3./Play: chọn vùng thật tối trong nhà, bật bóng đèn sáng lên, tay kéo băng giấy qua khe để các khung hình lần lượt chạy qua, miệng đọc nội dung câu chuyện & lời thoại ( có diễn cảm !! hihi ) .
Tất nhiên, khi chơi, người ngoài thấy mình cứ lảm nhảm..., lại lên xuống giọng như một thằng điên ... Hihi.
Sau này, không ngờ, trò này tương tự phim nhựa, phim chiếu ở rạp về nguyên lý tạo hình ảnh ( dùng ánh sáng chiếu qua hình ảnh), là " đỉnh cao của nghệ thuật điện ảnh" mới ghê !!.
Điều không ngờ khác: khi đó, bên trời Tây, người ta đã làm ra máy chiếu phim tương tự cho trẻ em.
Bạn hãy xem máy đó khác "máy " của mình ra sao qua video dưới nhé.
Cuối cùng mời bạn click vào hình dưới để coi trọn một bộ ( !?) phim bom tấn mình rất ưa thích( vì phim có rất nhiều ý nghĩa sâu sắc...) nhé !
Mối liên kết, lắp ghép giữa vít kim loại và ren nhựa rất phổ biến, không thể thiếu trong tất cả các máy, trang thiết bị điện, điện tử, vật gia dụng.. trong đời sống, công nghiệp...
Vì thế, trong sửa chữa, tháo ráp, chắc chắn con người không thể tránh các mối lắp ghép này.
1. Nguy cơ trong mối ghép này?
Do tương quan vật liệu không đồng nhất, dẫn tới nguy cơ lớn nhất: chi tiết bằng vật liệu phi kim loại sẽ bị phá hủy dẫn tới các ảnh hưởng thẩm mỹ...của thiết bị.
Ví dụ: trong việc sửa khoan cầm tay, bạn phải mở các vít bằng kim loại liên kết với phần trụ bằng nhựa có ren bên trong ( mũi tên vàng hình 1,2).
Hình 1
Hình 2
Hay trong việc sửa loa "kẹo kéo" này, mình cũng phải tháo con vít được vặn vào ba trụ nhựa tương tự.
Tương tự, muốn có tấm hình dưới
mình phải cho tuốc-nơ-vít vào tất cả các lỗ sau máy cassetter Toshiba -SF5 để vặn các con vít kim loại khá dài ra...
...cho tuốc-nơ-vít vào tất cả các lỗ sau máy...
*** *** ***
2.Nguy cơ xảy ra khi nào? Thực tế, việc mở ( tháo; vặn các vít ra ) khá bình thường, một người bình thường ai làm đều được.
3. & nguy cơ ( chi tiết bằng vật liệu phi kim loại sẽ bị phá hủy ) dễ xảy tới khi đóng ( lắp; vặn vít vào) khi người làm cứ bỏ đại con vít vào, dùng " cây tua vít" có đầu vặn không phù hợp, không quan tâm tới Cảm Nhận Lực Vặn Vào trên tay. ( Dân gian / câu nói vui : Nghiến răng vặn bất chấp !!).
4. Song, nếu người làm tập trung, bình tĩnh, xài "cây vặn vít vừa vặn với rãnh đầu con vít, chậm rãi bỏ nhẹ con vít vào, Cảm Nhận Lực Vặn Vào thấy nhẹ nhàng trên tay thì có nghĩa là ren thép trên con vít đã ăn khớp với ren phi kim loại như ban đầu. OK.
Thêm chút: Không rõ dây chuyền sản xuất máy móc thiết bị ra sao, song, nếu bạn vặn ra mà thấy khá nặng & một tiếng " cách" khá lớn, điều đó có nghĩa: bạn là người đầu tiên mở thiết bị ra.
Sinh-Lão-Bệnh-Tử cũng có nơi máy móc, thiết bị. Nếu người tự sửa yêu thích quý vật dụng của mình, người thợ sửa chữa kiếm tiền có niềm vui công việc, trân trọng món hàng của khách hàng, nghĩ tới lần sửa sau, chắc chắn sẽ tạo nhiều giá trị tích cực cho cuộc sống của muôn người.
Trong An Toàn Vệ Sinh Lao Động . HSE, hình thức làm việc trong không gian hạn chế ( không gian hẹp) / Confined Space được liệt kê vào nhóm 3, nhóm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt. Vậy đó là những công việc gì?
Theo thông tư 13/ 2016 TT-BLDTBXH, mục 12 trong 17 Công Việc có yêu cầu nghiêm ngặt: 12/ Các công việc làm việc ở các nơi thiếu dưỡng khí hoặc có khả năng phát sinh các khí độc như hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống và các công trình ngầm, các công trình xử lý nước thải, rác thải.
Mời bạn xem hai hình trên. Đây là hình ảnh trong các bài viết trên báo về tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Tháp năm 2013.
Bạn thấy 7 đôi dép (!?)và cả một cuốn sổ tay trong hình phải không?
Thật đáng tiếc, đủ 5 đôi dép và 1 đôi giày của giám đốc nhà máy , anh Mai Hữu Tôn, 31 tuổi, kỹ sư. Cả 6 nạn nhân đã chết ngay khi cố chui xuống đáy bồn để cứu đồng nghiệp.
Như vậy, các yếu tố nguy hiểm, nguy hại trong tai nạn trên chính là các khí rất độc do dầu cá lâu ngày tạo ra. Ngoài ra còn thiếu dưỡng khí ( nồng độ ô xy thấp hơn 21%) là lý do thứ hai dẫn tới tai nạn...., không có phân tích công việc, phân công vai trò nhiệm vụ rõ ràng.... Vậy không gian hạn chế là gì?
Căn cứ đặc điểm 2, nếu bạn phải làm việc trong không gian hạn chế, bạn phải luôn nhớ đó không phải chỗ để bạn có thể lơ là, thiếu tập trung, kéo dài thời gian làm việc...vì nơi này không được thiết kế để làm việc Thường Xuyên.
Còn đặc điểm 3?. Với đặc điểm này, người lao động phải luôn ý thức tới Lối Thoát khi làm việc. Cuối cùng, một yêu cầu Bắt Buộc: Phải luôn có ít nhất 2 người cùng làm việc trong Không Gian Hạn Chế. Mời bạn xem 1 video về vấn đề này nhé !