Chào Bạn!
Bạn biết nghĩa của từ "đanh đá" không?
Yes ! Tính từ này chỉ tính chất của giọng nói, ngôn từ của phụ nữ ở miền Bắc VN. Khi giọng người phụ nữ lên cao, rất gắt ( tần số cao), rất chói tai, có thề kèm từ chửi tục. Tính từ này ngoài chỉ giọng nói có thể chỉ tính chất con người.
Cho thêm vần điệu & ..phong phú hơn, người ta còn thêm hai từ " cá cày" sau " đanh đá"
Vô tình, khi còn là sinh viên, mình có được thầy giáo dạy môn " nguyên lý máy" giải thích:
- Cá cày: trong cái cày ( ruộng) trong nông nghiệp, có một chi tiết tác dụng như cái nêm, yêu cầu kỹ thuật bắt buộc cái nêm này phải bằng vật liệu rất cứng.
*** *** ***
Tất nhiên, theo dòng chảy thời gian, hai giọng hát rất đanh đá trên radio hồi đó làm mình, một cậu bé rất ..bực bội.
Giọng ca thứ nhất : " ..Vừa qua, giới âm nhạc Việt, nhất là hải ngoại xôn xao, chấn động với tin ca sỹ Thái Thanh qua đời ở tuổi 86 vào ngày 17/3/2020 vừa qua. Theo một bài viết của nhạc sỹ Tuấn Khanh, danh ca Thái Thanh tên thật là Phạm Thị Băng Thanh, sinh 1934 ở Hà Nội. Do lúc đó Việt Nam chưa có trường âm nhạc, cô tự học nhạc bằng cách đặt mua các sách luyện thanh bằng tiếng Pháp từ Pháp..."
Mời bạn nghe giọng ca Thái Thanh như khóc qua bản Kỷ Vật Cho Em , Tình Hoài Hương...". Trong hoàn cảnh chiến tranh,nghèo khó làm mình cảm giác...thật kinh khủng...
Song, nghe dần cũng...quen !! khi nghe thêm các bản khác ...dễ thương hơn như Trả Lại Em Yêu , Ngày Xưa HoàngThị ...song chỉ dừng ở mức ..nghe tạm, nghe đỡ khi không có âm nhạc tây phương !!
Theo nhạc sỹ Tuấn Khanh, giọng hát của bà có âm vực rộng, mềm mại, có lối hát độc đáo, mang tính chất opera nhưng chịu nhiều ảnh hưởng của Chầu văn, quan họ, chèo -
Wow ! Thì ra, do không thích Chèo, Chầu Văn, Quan Họ nên mình không thích giọng ca Thái Thanh luôn.
Xin trích dẫn vài lời ca ngợi của N/s Tuấn Khanh: "...Giọng hát Thái Thanh, một giọng hát diễm tuyệt: tất cả hạnh phúc và khổ đau của kiếp người bị đày đọa trong chiến tranh và hòa bình, trong vinh quang và khổ nhục, trong hy vọng và tuyệt vọng qua những bản nhạc khóc, cười, nổi, trôi theo mệnh nước”.
Wow ! Thì ra, do không thích Chèo, Chầu Văn, Quan Họ nên mình không thích giọng ca Thái Thanh luôn.
Xin trích dẫn vài lời ca ngợi của N/s Tuấn Khanh: "...Giọng hát Thái Thanh, một giọng hát diễm tuyệt: tất cả hạnh phúc và khổ đau của kiếp người bị đày đọa trong chiến tranh và hòa bình, trong vinh quang và khổ nhục, trong hy vọng và tuyệt vọng qua những bản nhạc khóc, cười, nổi, trôi theo mệnh nước”.
Thanh Tuyền- Giọng ca thứ hai.
Vừa mới biết ca sỹ này tên thật Như Mai khi vào Wikipedia
Chiến tranh, sống chết cận kề nên cô suốt ngày "rót" "đồi thông hai mộ ", "rừng lá thấp" vào tai thính giả.
Chiến tranh, sống chết cận kề nên cô suốt ngày "rót" "đồi thông hai mộ ", "rừng lá thấp" vào tai thính giả.
Mời bạn click vào hình dưới để nghe giọng ca của cô với chất lượng rất cao.
Ngôi sao sớm tắt !? - Giọng ca thứ ba:
Chất " đanh đá" của Ngọc Khuê được mình cho điểm cao vì nó có "chất rất khác lạ".
Có lẽ Ngọc Khuê được phát hiện bởi nhạc sỹ Lê Minh Sơn (!?) trong thời kỳ " hậu vàng son" của "nền" âm nhạc VN nên cô không duy trì được chất rất khác lạ" trên nên sớm tắt chăng ?
Cuối bài, mời bạn nghe 2 bài hát mình ưa thích nhất trong CD " Bên bờ ao nhà mình" của Ngọc Khuê.
Thân mến!
0 comments:
Đăng nhận xét